Bộ Công Thương: Tăng cường thực thi quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng methanol, cồn công nghiệp

p.

Cụ thể, đối với sản xuất Methanol phải đáp ứng và duy trì các điều kiện về sản xuất hóa chất hạn chế, bao gồm các điều kiện về nhà xưởng, kho chứa, công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì, bảo quản, xây dựng kế hoạch, biện pháp, huấn luyện an toàn hóa chất...; Được Bộ Công Thương cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

Việc sản xuất phải thực hiện quy định về phân loại, ghi nhãn, lập phiếu an toàn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường.

Đối với nhập khẩu Methanol, doanh nghiệp, tổ chức phải thực hiện khai báo hóa chất trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn/) trước khi thông quan. Thực hiện quy định về phân loại, ghi nhãn, xây dựng  phiếu an toàn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường.

Quá trình kinh doanh Methanol, phải đáp ứng và duy trì các điều kiện về kinh doanh hóa chất hạn chế; Được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế. Thực hiện quy định về kiểm soát hóa chất hạn chế theo Điều 17 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, theo đó chỉ được bán hóa chất hạn chế cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh hóa chất hạn chế theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP; Thực hiện quy định về kiểm soát mua, bán hóa chất độc theo quy định tại Phụ lục 4 mẫu phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương và tại Điều 23 Luật Hóa chất.

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân  sử dụng Methanol phải tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất tại Chương V Luật Hóa chất, trong đó có quy định không được sử dụng các hóa chất độc trong các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm.

Đối với cồn công nghiệp, việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dựng cũng phải đáp ứng và duy trì các điều kiện về sản xuất hóa chất nguy hiểm, bao gồm các điều kiện về nhà xưởng, kho chứa, công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì, bảo quản, xây dựng Biện pháp, huấn luyện an toàn hóa chất...; Thực hiện quy định về phân loại, ghi nhãn, lập phiếu an toàn hóa chất trước khi đưa cồn công nghiệp  vào sử dụng, lưu thông trên thị trường.

Thực hiện quy định về phân loại, ghi nhãn, xây dựng phiếu an toàn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường. Đáp ứng và duy trì các điều kiện về kinh doanh hóa chất; . Tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất tại Chương V Luật Hóa chất, trong đó có quy định không được sử dụng các hóa chất độc trong các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm.

Cũng theo Cục Hóa chất, đến thời điểm hiện tại, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tất cả các khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng Methanol, ethanol đều đã được kiểm soát. Cục Hóa chất cho rằng, số liệu báo cáo hàng năm trên Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia (http://www.chemicaldata.gov.vn/cms.xc) là căn cứ để các cơ quan quản lý tiến hành công tác hậu kiểm. Với các quy định nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân tuân thủ nghiêm túc sẽ đảm bảo Methanol không bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích.

Cụ thể, theo quy định của pháp luật, sử dụng methanol trong sản xuất rượu là hành vi thuộc nhóm các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo điểm b khoản 5 Điều 5 Luật an toàn thực phẩm năm 2010, một trong những hành vi bị cấm trong an toàn thực phẩm là: sản xuất, kinh doanh “Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép” và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Chế tài xử lý các hành vi vi phạm này được quy định Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Điều 224 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Trước đó, ngày 28/3/2017, Bộ Công Thương đã ban hành chỉ thị tăng cường quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm. Trong đó, chỉ thị nhấn mạnh vào công tác quản lý đối với cồn công nghiệp, hóa chất và methanol.

Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn xuất hiện nhiều vụ ngộ độc khi sử dụng rượu pha chế từ cồn công nghiệp, không đảm bảo QCVN 6-3:2010/BYT về cồn được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định “Bộ Công Thương, Bộ Y tế, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm” tại khoản 3 Điều 20 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia.

Để thực hiện nhiệm vụ này cần phối hợp với các Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan thành lập 02 Đoàn kiểm tra về hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, cồn công nghiệp, methanol và các hóa chất có nguy cơ bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm đặc biệt là pha chế rượu.

Từ đó, Bộ Công Thương đã đề xuất với Chính phủ các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, làm cơ sở để chuyển hóa chất methanol từ Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện sang Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp có mức độ nghiêm ngặt về quản lý, yêu cầu về an toàn cao hơn tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP./.

Tạp chí Công Thương
 

Copyright © 2021 - Công ty tnhh khoáng sản Mai Lam - Design by i-web.vn

Đang online: 1   Tổng truy cập: 88706

Hỗ trợ 24/7
Kinh doanh
Chat trên zalo
Chat facebook